1. Các phương pháp estimate task:

  • Lặp lại Task đã từng làm: Tham khảo tasks tương tự đã hoàn thành để có ước tính sơ bộ. Dựa vào kinh nghiệm trước đây và thêm khoảng 50% thời gian dự phòng.

  • Nghiên cứu Task mới: Thử nghiệm trước với các tính năng chưa từng làm, sau đó nhân đôi thời gian ước tính.

  • Ước tính từ dưới lên (Bottom-up): Chia nhỏ dự án thành các nhiệm vụ chi tiết và ước tính thời gian cho từng task sẽ ra thời gian cho Module.

  • Ước tính từ trên xuống (Top-down): Bắt đầu với ước tính tổng thể rồi chia nhỏ thành các giai đoạn hoặc bước nhỏ hơn.

  • Ước tính tham số (Parametric):Áp dụng các phương pháp thống kê dựa trên dữ liệu từ các dự án trước đó để ước tính chính xác hơn.

  • Ước tính ba điểm (Three-point): Sử dụng ba giá trị ước tính cho mỗi nhiệm vụ: lạc quan, bi quan và khả năng xảy ra cao nhất, rồi tính trung bình.

  • Phân tích điểm chức năng (Function Point Analysis): Ước tính dựa trên số lượng tính năng phần mềm, vì nhiều tính năng hơn đồng nghĩa với thời gian phát triển dài hơn.

  • Phương pháp Agile: Áp dụng phương pháp Agile, tập trung vào nỗ lực thay vì chỉ ước tính thời gian. Thường sử dụng các câu chuyện người dùng (user stories) để chia nhỏ công việc.

  • Cung cấp dự phòng khi cần đảm bảo: Nếu PM yêu cầu hạn chót chắc chắn, hãy thêm 50% thời gian dự phòng.

2. Các bước ước tính thời gian phát triển phần mềm:

  • Xác định dự án: Trả lời các câu hỏi như: mục đích của phần mềm, đối tượng sử dụng và tính năng cần thiết.

  • Chuẩn bị danh sách nhiệm vụ: Chia nhỏ các nhiệm vụ, liệt kê chi tiết để có ước tính thời gian chính xác hơn.

  • Chọn nhóm thực hiện: Xem xét kỹ năng, kinh nghiệm, vị trí và sự phối hợp của các thành viên để đảm bảo tiến độ dự án.

  • Tổ chức họp nhóm: Thảo luận, chia sẻ thông tin và thống nhất các phần việc. Chọn công nghệ phù hợp với yêu cầu và đặt thời hạn thực tế.

  • Ước tính thực tế: Tránh ước tính quá thấp hoặc quá cao vì có thể dẫn đến việc thiếu thời gian hoặc lãng phí nguồn lực.

  • Theo dõi tiến độ: Đặt các mốc kiểm tra tiến độ và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Đừng quên dự phòng thời gian cho việc kiểm thử và sửa lỗi.

3. Những yếu tố cần cân nhắc khi ước tính thời gian:

  • Sự thay đổi: Các yêu cầu có thể thay đổi trong quá trình phát triển, ảnh hưởng đến tiến độ.

  • Công nghệ sử dụng: Việc thay đổi công cụ, công nghệ hoặc tích hợp bên thứ ba có thể làm thay đổi thời gian thực hiện.

  • Kinh nghiệm của nhóm: Nhóm có kinh nghiệm sẽ giúp dự án hoàn thành đúng hạn, trong khi nhóm thiếu kinh nghiệm có thể kéo dài thời gian thực hiện.

4. Chiến lược “hứa ít, làm nhiều”

  • Luôn ước tính dư thời gian để tránh làm PM thất vọng.
  • Nếu dự án hoàn thành sớm hơn, PM sẽ hài lòng hơn.